Thiết kế xây dựng khu công nghiệp cần lưu ý gì?

Cần bố trí mặt bằng tổng thể phù hợp khi thiết kế khu công nghiệp

Đối với các khu công nghiệp sản xuất thì nhà xưởng chính là nơi người lao động làm việc để tạo ra hàng hóa/sản phẩm. Vậy nên, việc thiết kế xây dựng khu công nghiệp nhà xưởng đúng tiêu chuẩn không chỉ giúp chủ đầu tư tận dụng tối đa công năng sử dụng đất. Mà còn tiết kiệm chi phí đầu tư, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp nhất cho người lao động. Bài viết dưới đây, DVHGROUP sẽ chia sẻ một số lưu ý khi thiết kế nhà xưởng  để các doanh nghiệp quan tâm có thể tham khảo.

Thiết kế xây dựng khu công nghiệp cần phân khu đất rõ ràng

Lưu ý đầu tiên mà DVHGROUP muốn chia sẻ cho các bạn lưu ý khi có nhu cầu xây dựng khu công nghiệp chính là phân khu đất rõ ràng. Cụ thể:

  • Khu vực trước nhà xưởng: Đây chính là vị trí được sử dụng để xây dựng cổng ra vào, khu nhà hành chính hoặc nhà thường trực, phòng trưng bày sản phẩm. Bạn có thể bố trí phân tán hoặc tập trung dựa vào quy mô, cơ cấu quy hoạch khu công nghiệp.
  • Khu vực sản xuất: Đây chính là vị trí phân bố và bố trí khu phân xưởng, sản xuất chính của khu công nghiệp.
  • Khu vực phụ trợ sản xuất: Đây là vị trí bố trí phân xưởng, công trình phục vụ dây chuyền sản xuất chính gồm: Trạm phát điện, công trình năng lượng, nhà điều hành, trạm biến thế, mạng lưới kỹ thuật,…
  • Khu vực kho, đơn vị giao thông vận tải: Khu vực này được sử dụng để chứa nguyên vật liệu, thành phẩm và khu vực điều hành và bảo quản thiết bị vận tải.
Thiết kế xây dựng khu công nghiệp
Thiết kế xây dựng khu công nghiệp cần phân khu đất rõ ràng

Về bố trí mặt bằng tổng thể

Sau khi đã tiến hành phân khu khu công nghiệp, bạn cần phải bố trí mặt bằng tổng thể dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau:

  • Khu vực trước nhà xưởng: Đây là khu vực giao thông dành cho các đối tác, khách hàng đến liên hệ, cán bộ công nhân viên làm việc. Phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức định hướng và quy mô của chủ đầu tư để doanh nghiệp bố trí tập trung cùng khu vực hoặc phân tán cho toàn bộ phân xưởng sản xuất.
  • Khu vực sản xuất với đa dạng các phân xưởng với nhiều tính năng, đặc điểm sản xuất và vệ sinh không giống nhau. 
  • Khu vực phụ trợ sản xuất thông thường, bố trí cạnh một số khu vực sản xuất chính, sau nhà xưởng, cuối hướng gió chính. hệ thống kho bãi nhà xưởng và gần luồng vận chuyển hàng hóa.
  • Khu vực kho, phục vụ giao thông được bố trí ở phía sau nhà xưởng hoặc gần nơi có thể tiếp cận hệ thống giao thông để tiến hành vận chuyển nguyên vật liệu dễ dàng.
Cần bố trí mặt bằng tổng thể phù hợp khi thiết kế khu công nghiệp
Cần bố trí mặt bằng tổng thể phù hợp khi thiết kế khu công nghiệp

Tiến hành phân luồng giao thông hàng hóa và người trên đất nhà xưởng

Thiết kế xây dựng khu công nghiệp cần phải phân luồng giao thông hàng hóa và người trên khu đất công xưởng. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nhà xưởng cần hình thành một số luồng giao thông khác nhau để kiểm soát dễ dàng và đảm bảo an toàn cho công nhân. Cụ thể:

  • Về luồng hàng: Đây chính là luồng đề tiến hành vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa để ra vào nhà xưởng.
  • Về luồng người: Đây chính là luồng di chuyển của công nhân đến nhà xưởng làm việc hoặc dùng để liên hệ qua lại các phân xưởng.

Thông thường, cá luồng hàng và luồng người được bố trí độc lập, gọn gàng và không cắt nhau. Công nhân có thể tiếp cận với hệ thống đường giao thông nội xưởng và ngoại xưởng dễ dàng. Đối với trường hợp bất khả kháng, khu công nghiệp sẽ phải thiết kế hai luồng này cắt nhau. Mật độ giao nhau cần phải làm cầu vượt hoặc làm tuyến đi qua.

Tiến hành phân luồng giao thông hàng hóa và người trên đất nhà xưởng
Tiến hành phân luồng giao thông hàng hóa và người trên đất nhà xưởng

Tiết kiệm đất và nâng cao mật độ xây dựng

Điểm lưu ý tiếp theo mà bạn cần nắm khi thiết kế xây dựng khu công nghiệp chính là tiết kiệm đất và nâng cao mật độ xây dựng. Đất đai chính là tài sản hữu hạn và co giá trị. Vậy nên, các doanh nghiệp cần có cái nhìn bao quát và có tầm nhìn xa trông rộng để đưa ra giải pháp tối ưu. Giúp tiết kiệm đất đai, tránh lãng phí không đáng có. Cụ thể:

  • Hợp nhất thành khối: Nếu khu hành chính, văn phòng và phân xưởng sở hữu các đặc điểm sản xuất, thông số xây dựng tương tự nhau có thể hợp thành một khối. Quá trình hợp nhất này sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí và đất đai xây dựng.
  • Kiểu dáng kiến trúc: Là một trong các yếu tố giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm diện tích đất xây dựng. Kiểu dáng được thiết kế càng đơn giản lại càng tiết kiệm đất.
  • Tăng số tầng nhà: Việc doanh nghiệp tăng số tầng nhà sẽ giúp tiết kiệm đất, đồng thời nâng cao mật độ xây dựng. Dĩ nhiên, số tầng doanh nghiệp được phép xây dựng cần tuân theo chủ trương, quy định Nhà nước.

Kết luận:

Vậy là DVHGROUP đã chia sẻ xong một số lưu ý khi thiết kế xây dựng khu công nghiệp. Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để được các chuyên gia giỏi chuyên môn của DVHGROUP để được tư vấn cụ thể hơn bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *